Cảm Lạnh Khi Mang Thai: Cách Trị Cảm Lạnh Hiệu Quả Tại Nhà | UGOOD

Cảm Lạnh Khi Mang Thai: Cách Trị Cảm Lạnh Hiệu Quả Tại Nhà

 Tác giả:  Bác Sỹ Devan McGuiness, Hoa Kỳ

Cảm lạnh là nỗi lo của nhiều bạn trẻ khi mang thai

Khi bạn mang thai, bất cứ vấn đề nào xảy ra đều ảnh hưởng cả cơ thể người mẹ và đứa con của chính bạn. Trước đây, nếu bạn bị cảm lạnh thông thường, bạn có thể dùng thuốc điều trị tại nhà mà không có kê đơn của bác sỹ.

Nhưng Bây Giờ, Liệu Rằng Việc Dùng Thuốc Như Vậy Có Còn An Toàn Không?

Mặc dù, thuốc trị cảm cúm có thể làm giảm các triệu chứng của bạn, nhưng bạn không muốn dùng thuốc vì có thể sẽ gây ra các vấn đề về sức khỏe của em bé. Có nhiều loại thuốc có thể được sử dụng trong khi mang thai vì vậy điều trị cảm lạnh hoặc cúm trong khi mang thai không phải là vấn đề quá nan giải.

Thuốc

Theo hệ thống y tế của trường Đại học Michigan,đối với phụ nữ đang mang thai tốt nhất là nên tránh sử dụng tất cả các loại thuốc trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ. Đó là giai đoạn quan trọng cho sự phát triển của các cơ quan quan trọng của bé.

Nhiều bác sỹ cũng đưa ra lời khuyên phụ nữ mang thai nên thận sau 28 tuần mang thai. Nếu bạn cần sử dụng thuốc, hãy đến gặp bác sỹ để được tư vấn an toàn. Một số loại thuốc có thể dùng cho phụ nữ mang thai sau 12 tuần đầu tiên của thai kỳ:

  • Tinh dầu bạc hà có thể thoa trên ngực, thái dương, dưới mũi;
  • Miếng dán 2 bên cánh mũi;
  • Thuốc ho hoặc kẹo ngậm trị ho;
  • Thuốc Acetaminophen(tên biệt dược: Tylenol) thường được sử dụng giảm đau và hạ sốt;
  • Thuốc giảm ho vào ban đêm;
  • Thuốc trị ho đờm vào ban ngày;
  • Thuốc trị chứng ợ nóng, buồn nôn hoặc đau dạ dày;
  • Si rô trị ho;
  • Si rô giảm ho Dextromethorphan

Tránh các loại thuốc có kết hợp nhiều thành phần thảo dược để trị cùng lúc nhiều loại bệnh. Thay vào đó, hãy chọn lọc các loại thuốc chỉ trị duy nhất một loại bệnh mà bạn đang mắc phải.

Phụ nữ mang thai cũng nên tránh sử dụng các loại thuốc trong khi mang thai trừ khi được bác sỹ khuyên dùng. Đó là các loại thuốc sau:

  • Aspinrin (Bayer)
  • Ibuprofen (Advil, Motrin)
  • Naproxen (Aleve, Naprosyn)
  • Codeine
  • Bactrim, kháng sinh

Các Cách Chữa Bệnh Cảm Lạnh Tại Nhà Dành Cho Phụ Nữ Mang Thai

Bạn bị bệnh khi đang mang thai, đầu tiên bạn cần phải:

  • Nghỉ ngơi nhiều;
  • Uống nhiều nước;
  • Súc miệng bằng nước muối ấm nếu bạn có cảm giác bị đau họng hoặc ho.
  • Nếu các triệu chứng của bạn nặng hơn, bạn có thể thử:
  • Nước muối nhỏ mũi và thuốc xịt để làm lỏng chất nhầy ở mũi, làm dịu mô mũi bị viêm;
  • Tạo độ ẩm trong phòng để giúp thở tốt hơn và không bị tắc nghẽn; máy xông hơi mặt; máy phun sương nóng; hoặc tắm nước nóng;
  • Dùng súp gà để giảm viêm và làm dịu nghẹt mũi;
  • Thêm mật ong hoặc chanh vào trà ấm để giảm đau họng;
  • Sử dụng túi chườm nóng và lạnh để giảm đau xoang;

Phân Biệt Cảm Lạnh Hay Cảm Cúm?

Cảm lạnh và cảm cúm có nhiều triệu chứng giống nhau như ho và sổ mũi. Tuy nhiên, có một vài sự khác biệt sẽ giúp cho bạn phân biệt được. Nếu các triệu chứng của bạn mắc phải ở mức độ nhẹ thì có khả năng bạn chỉ cảm lạnh thông thường. Nhưng nếu triệu chứng của bạn dẫn đến cơ thể ớn lạnh và mệt mỏi thì thường liên quan đến bệnh cảm cúm.

Những Điều Bạn Có Thể Làm Để Giảm Thiểu Rủi Ro nếu bị cảm lạnh lúc mang thai

Cơ thể của bạn sẽ có ít nhiều thay đổi khi mang thai, một trong những thay đổi đó là hệ thống miễn dịch sức khỏe trong cơ thể của phụ nữ mang thai sẽ yếu hơn bình thường. Hệ thống miễn dịch quá yếu sẽ làm ảnh hưởng đến em bé. Do hệ thống miễn dịch yếu đi thì các bà mẹ thường có khả năng dễ bị nhiễm virus và vi khuẩn hơn.

Khi bị bệnh cúm, phụ nữ mang thai dễ bị biến chứng từ bệnh cúm sang viêm phổi, viêm phế quản hoặc nhiễm trùng xoang. Tiêm chủng vắc xin có thể giúp làm giảm nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng.

Theo trung tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh (CDC), tiêm vắc-xin cúm giúp bảo vệ phụ nữ mang thai và em bé tối đa 06 tháng sau khi sinh. Vì vậy, điều quan trọng đối với phụ nữ mang thai là phải luôn luôn cập nhật lịch tiêm chủng. Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng có thể quan tâm để làm giảm các nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

  • Thường xuyên rửa tay;
  • Ngủ đủ giấc;
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và lành mạnh;
  • Tránh tiếp xúc và gần gũi với những người bị bệnh;
  • Tập thể dục thường xuyên;
  • Giảm stress.

Khi Nào Thì Bạn Nên Gọi Cho Bác Sỹ?

Mặc dù hầu hết các bệnh cảm lạnh không gây ra vấn đề gì cho trẻ chưa sinh, nhưng nếu bạn bị bệnh cảm cúm thì nên cẩn thận và nghiêm túc hơn. Biến chứng của bệnh cảm cúm có thể làm tăng các nguy cơ như sinh non, sinh sớm và dị tật bẩm sinh. Hãy liên hệ với y tế trợ giúp ngay lập tức nếu bạn gặp các triệu chứng:

  • Chóng mặt;
  • Khó thở;
  • Đau ngực hoặc bị áp lực vùng ngực;
  • Chảy máu âm đạo;
  • Rối trí;
  • Nôn mửa dữ dội;
  • Sốt cao dù đã dùng thuốc acetaminophen;
  • Thai nhi có chuyển động giảm;

Trung tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh (CDC) khuyến cáo rằng phụ nữ mang thai có triệu chứng giống như bệnh cúm thì nên được điều trị ngay lập tức bằng thuốc kháng virus. Và nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào thì hãy gọi cho bác sỹ của bạn sớm nhất có thể.

 

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on email
Share on telegram

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

SỐNG KHOẺ

LÀM ĐẸP

ĂN LÀNH MẠNH

BÍ KÍP GIẢM CÂN

TÔI TỰ LÀM

GÓC BÍ KÍP

CÁC LOẠI BỆNH

Scroll to Top