Bé Bị Ho Sổ Mũi: Cách Trị Ho Có Đờm Cho Bé Nhanh Tại Nhà | UGOOD

Bé Bị Ho Sổ Mũi: Cách Trị Ho Có Đờm Cho Bé Nhanh Tại Nhà

bé trai bị ho sổ mũi

 Tác giả: Rachel Nall.Bài viết được Bác sỹ Cameron White, Hoa Kỳ, cố vấn chuyên môn về thông tin y khoa

Bé bị ho sổ mũi dường như là căn bệnh phổ biến khi chuyển mùa. Đôi lúc ta có thể mạnh dạn đặt tên là mùa cảm lạnh và cảm cúm. Khi nhiệt độ bên ngoài bắt đầu trở lạnh thì trẻ em thường xảy ra các dấu hiệu như trẻ bị cảm lạnh. Bé bị ho sổ mũi và cảm cúm do những xung đột từ bên trong cơ thể.

Mùa Cảm Lạnh Sốt Và Cảm Cúm Ho Sổ Mũi

Nếu bạn có con nhỏ và bạn biết được mùa lạnh sắp đến, dù đã chuẩn bị tịnh thần nhưng bạn sẽ cảm thấy bất lực khi con bạn phải mệt mỏi vì ho và nghẹt mũi. Trẻ em dưới 5 tuổi và đặc biệt trẻ em dưới 2 tuổi có nguy cơ bị bệnh cảm trong mùa lạnh rất cao.

Cảm lạnh và sán là bệnh nhiễm virus , vì vậy dùng thuốc kháng sinh để loại bỏ virus tránh nhiễm trùng. Tuy nhiên, có những bước bạn có thể thực hiện trước nhằm giúp hệ thống miễn dịch chống lại virus xâm nhập để giúp cho con của bạn cảm thấy ổn hơn.

Cách trị ho có đờm khi bé bị ho sổ mũi

1. Giữ Nước Nhiều Hơn Cho Cơ Thể Trẻ

Giữ cho con bạn đủ nước để giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh và cúm. Sốt có thể dẫn đến việc mất nước trong cơ thể. Mặc dù con bạn không cảm thấy khô họng hay khát nước như bình thường, nhưng bạn vẫn phải cho con bạn uống nhiều nước. Nhiều đủ để tránh tình trạng mất nước.

Mất nước có thể rất nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi, nếu bạn nghi ngờ bé bị mất nước thì hãy gọi ngay cho bác sĩ. Một số biểu hiện cho biết trẻ có thể bị mất nước:

  • Không thấy nước mắt khi trẻ khóc;
  • Bị khô môi;
  • Đầu của trẻ em bị móp;
  • Trẻ ít hoạt động;
  • Đi tiểu ít hơn 3 đến 4 lần trong 24 giờ đồng hồ

Nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ thì hãy cho trẻ được bú thường xuyên hơn bình thường. Trẻ nhỏ thường bỏ bú sữa khi trẻ bị bệnh. Bạn có thể chia ra nhiều lần bú ngắn cho trẻ nhằm tránh việc mất nước.

Bạn có thể liên hệ với bác sỹ để được tư vấn giải pháp bù nước cho trẻ. Hãy nhớ rằng, bạn không nên cho trẻ uống thức uống dành cho người luyện tập thể thao.

2. Đối Với Trẻ Em Lớn Thì Sẽ Có Nhiều Lựa Chọn Thức Uống Hơn

  • Thức uống dành cho người tập luyện thể thao;
  • Kem que
  • Nước ép
  • Nước hầm xương (nước dùng gà, nước hầm xương)
  • Soda

3. Vệ Sinh Mũi Để Giảm Việc Bé Bị Ho Sổ Mũi

Thuốc xịt mũi không được khuyên dùng cho trẻ nhỏ. May mắn thay, có một số cách dễ dàng làm sạch nghẹt mũi mà không cần dùng thuốc.

4. Sử Dụng Máy Tạo Độ Ẩm Phun Sương

Làm mát trong phòng con của bạn. Điều này sẽ giúp dễ dàng vệ sinh chất nhầy trong mũi của bé. Hãy lưu ý thường xuyên thay nước sau mỗi lần sử dụng nước trong máy tạo độ ẩm giữa các lần sử dụng để tránh nấm mốc không phát triển trong máy.

5. Sử Dụng Thuốc Xịt Hoặc Nước Muối Nhỏ Mũi

Một lựa chọn khác là sử dụng thuốc xịt hoặc nước muối nhỏ mũi để làm chất nhầy mỏng đi và dễ dàng hút ra, nên làm cho trẻ trước khi cho ăn hoặc trước khi đi ngủ.

6. Trị Ho Cho Trẻ Bằng Mật Ong

Nếu con bạn trên 1 tuổi, hãy thử cho uống mật ongđể trị ho thay vì dùng thuốc. Bạn có thể cho trẻ dùng từ 2-5ml mật ong, vài lần trong ngày.

Các nghiên cứu cho thấy dùng mật ong rất an toàn và có khả năng hiệu quả hơn các loại thuốc ho cho trẻ em trên 1 tuổi. Bạn không nên cho trẻ em dưới 1 tuổi dùng mật ong để tránh bị ngộ độc ở trẻ.

7. Nghỉ Ngơi Nhiều

Nghỉ ngơi có thể giúp cho con bạn phục hồi nhanh hơn. Con bạn có thể rất nóng và bé còn bị ho sổ mũido sốt. Hãy cho trẻ mặc đồ thoải mái, tránh đắp chăn mềm quá nóng. Tắm bằng nước ấm cũng giúp cho trẻ giải nhiệt và thư giãn trước khi chợp mắt hoặc đi ngủ vào ban đêm.

8. Khi Nào Nên Dùng Thuốc Và Liều Dùng ?

Người lớn có thể dễ dàng dùng thuốc cảm và ho nhưng theo Cục Quản Lý Thực Phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo trẻ em dưới 2 tuổi không được dùng thuốc cảm và ho mà không được kê đơn và chỉ định của bác sĩ.

Nếu con bạn dưới 2 tuổi và bé bị ho sổ mũi, sốt thì hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa để được chỉ định loại thuốc nào phù hợp, liều dùng và khi nào thì được dùng thuốc.

Hãy nhớ rằng sốt là cách cơ thể chống lại việc nhiễm trùng từ virus. Khi con bạn bị sốt nhẹ, thì không nhất thiết là phải dùng thuốc.

Trước tiên, bạn hãy gọi bác sĩ nhi khoa để tìm hiểu xem con của bạn có cần phải dùng thuốc hay không. Nếu bác sĩ chỉ định nên dùng thuốc thì hãy theo toa thuốc được kê bởi bác sĩ, chú ý về liều dùng khi sử dụng thuốc dành cho trẻ em.

Kiểm tra nồng độ acetaminophen trên nhãn lọ thuốc. Hãy cho bác sĩ nhi khoa biết loại thuốc nào trẻ đang uống và phải chắc chắn rằng bạn hiểu được liều dùng dành cho trẻ là bao nhiêu ml.

Nếu con bạn trên 6 tháng tuổi, bạn có thể cho bé uống ibuprofen để giúp kiểm soát các cơn sốt hoặc đau.

Đôi khi bạn thấy bối rối khi sử dụng chiếc cốc đo lường thuốc nước đi kèm với lọ thuốc. Nếu bạn lo lắng về điều này, hãy nói chuyện với dược sĩ. Nhiều nhà thuốc có ống tiêm đo lường chính xác hơn.

Bác sĩ nhi khoa sẽ chỉ định cho bạn biết những loại thuốc có thể uống cùng một lúc như thuốc chống dị ứng, thuốc thông mũi và thuốc giảm đau.Các loại thuốc kết hợp để giảm tình trạng bé bị ho sổ mũi và sốt.Bạn hãy chắc chắn rằng phải đọc nhãn của tất cả các loại thuốc một cách cẩn thận để tránh việc dùng thuốc bị quá liều. Ví dụ một số thuốc thông mũi bao gồm thuốc giảm đau acetaminophen.

Trẻ em có thể bị bệnh nặng nếu uống quá nhiều thuốc acetaminophen, hãy chắc chắn rằng bạn ghi chú cẩn thận về liều dùng thuốc và khoảng cách thời gian giữa các lần uống thuốc để trẻ không bị quá liều. 

Lưu ý rằng: bạn không được phép tiêm aspirin cho trẻ từ 18 tuổi trở xuống. Aspirin có thể gây ra một rối loạn hiếm gặp được gọi là hội chứng Reye ở trẻ em.

9. Dịch Vụ Bác Sĩ Đến Tận Nhà

Đôi khi, những dịch vụ chăm sóc tại nhà tốt cũng đủ để giúp cho con bạn được bình phục hoàn toàn. Và hãy gọi cho bác sĩ của con bạn ngay lập tức khi:

  • Bị sốt trên 101 độ F (hoặc 38 độ C) trong hơn 02 ngày, hoặc sốt cao hơn 104 độ F (hoặc 40 độ C) trong bất kỳ thời gian nào;
  • Bị sốt từ 100,4 độ F (hoặc 38 độ C) trở lên đối với trẻ em dưới 3 tháng tuổi;
  • Bị sốt nhưng không có cải thiện sau khi dùng acetaminophen hoặc ibuprofen;
  • Trẻ nhỏ buồn ngủ và khó chịu;
  • Không chịu ăn uống;
  •  Thở khò khè hoặc khó thở.

Hãy gọi cho bác sĩ nhi khoa nếu bạn thật sự cần hoặc đặt câu hỏi cho bác sỹ về tình trạng sức khỏe của bé.

10. Nguy Cơ Bé Bị Ho Sổ Mũi Trở Lại Trong Mùa Lạnh Và Cảm Cúm

Sau khi con bạn đã khỏi bệnh cảm lạnh, đã đến lúc chuyển sang chế độ phòng ngừa. Hãy rửa tất cả các bề mặt mà trẻ dễ dàng tiếp xúc trước hoặc sau khi bệnh. Khuyến khích bé và các thành viên trong gia đình rửa tay thường xuyên để tránh vi trùng, vi khuẩn xâm nhập.

Dạy cho trẻ nhỏ biết rằng không nên chia sẻ thức ăn, đồ uống hoặc đồ dùng cá nhân để tránh lây lan vi trùng giữa bé và bạn bè. Hãy cho trẻ ở nhà khi bé bị bệnh, không nên đi nhà trẻ hoặc đến trường học, đặc biệt lúc bé bị sốt.

• Kết luận

Mỗi khi bé bị ho sổ mũi, cảm lạnh và cảm cúmvào mùa lạnh. Cha mẹ ngoài việc chăm sóc bé thì cũng cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong lúc trẻ bị bệnh.

Khi trẻ khỏi bệnh cũng là một bài học giúp cho trẻ có thể biết yêu thương. Đồng thời, cha mẹ cũng biết cách chăm sóc và cùng bé vượt qua bệnh tật.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on email
Share on telegram

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

SỐNG KHOẺ

LÀM ĐẸP

ĂN LÀNH MẠNH

BÍ KÍP GIẢM CÂN

TÔI TỰ LÀM

GÓC BÍ KÍP

CÁC LOẠI BỆNH

Scroll to Top