Đau Thắt Lưng Và Cách Trị Đau Thắt Lưng Tại Nhà Hiệu Quả | UGOOD

Đau Thắt Lưng Và Cách Trị Đau Thắt Lưng Tại Nhà Hiệu Quả

 Tác giả: Janelle Martel | Bài viết được Bác sỹ William Morrison, MD,  Hoa Kỳ, cố vấn chuyên môn về thông tin y khoa

Đau thắt lưng thường hay xảy ra ở những người trong độ tuổi từ 30 đến 50. 

Ngày nay, đau thắc lưng rất phổ biến  và cũng làm nhiều người trong chúng ta phải tìm đến bác sỹ. Theo Viện Rối loạn Thần kinh và Đột quỵ Hoa Kỳ (NINDS), đau thắt lưng là nguyên nhân phổ biến nhất về bệnh lý liên quan đến công việc và môi trường làm việc. Ít nhất 80% người Mỹ đã trải qua bệnh đau thắt lưng trong đời.  Hầu hết các cơn đau thắt lưng là bắt nguồn từ các chấn thương, chẳng hạn như bong gân, bong cơ do đột ngột nâng vật nặng quá sức cơ thể. 

Đau lưng dưới là tên gọi khác của đau thắt lưng, thường xảy ra một phần là do những thay đổi diễn ra trong cơ thể khi bước vào giai đoạn lão hóa. Khi bạn càng lớn tuổi, cơ thể bị suy giảm hàm lượng chất dịch giữa các đốt sống trong cột sống, dẫn đến đĩa đệm trong cột sống dễ bị ảnh hưởng hơn.

Song song đó, bạn cũng bị mất đi một số cơ bắp khi tuổi lớn hơn, sẽ khiến lưng dễ bị chấn thương. Đây là lý do bạn nên tập để tăng cường cơ lưng và học cách sử dụng cơ lưng đúng tư thế để ngăn ngừa bệnh đau thắt lưng.

Bên cạnh đó, đau thắt lưng cũng có thể bắt nguồn từ một số bệnh lý, chẳng hạn như:  

  • Ung thư tủy sống
  • Vỡ hoặc thoát vị đĩa đệm
  • Đau thần kinh toạ
  • Viêm khớp
  • Nhiễm trùng thận
  • Nhiễm trùng cột sống  

Đau lưng cấp tính có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, trong khi đau lưng mãn tính kéo dài cơn đau từ ba tháng trở lên. 

Tại Sao Đau Thắt Lưng?

1. Hoạt Động Cơ Lưng Quá Mức

Các cơ và dây chằng ở lưng có thể căng hoặc rách do hoạt động quá mức gây ra đau lưng. Các triệu chứng bao gồm đau và cứng ở lưng dưới, cũng như co thắt cơ bắp. Bạn cần nghỉ ngơi và tập vật lý trị liệu sớm vì đây là phương thuốc hiệu quả cho các triệu chứng này.

2. Chấn Thương Đĩa  Đệm

Các đĩa đệm ở phía sau lưng dễ bị chấn thương. Nguy cơ này ngày càng tăng theo độ tuổi. Mặt ngoài của đĩa đệm có thể bị rách hoặc thoát vị.  Một đĩa đệm thoát vị, còn được gọi là đĩa bị trượt hoặc vỡ, xảy ra khi sụn bao quanh đĩa đệm đẩy lực vào tủy sống hoặc rễ thần kinh. Cái đệm nằm giữa các đốt cột sống tràn rộng ra hơn vị trí bình thường.  Điều này có thể dẫn đến chèn ép rễ thần kinh. Chấn thương đĩa đệm thường xảy ra khi đột ngột nâng một cái gì đó hoặc khi bạn xoắn lưng. Không giống như căng cơ lưng, đau thắt lưng do chấn thương đĩa đệm thường kéo dài hơn 72 giờ. 

3. Đau Thần Kinh Toạ 

Các cơn đau loại này có thể xảy ra khi đĩa đệm thoát vị và đè lên dây thần kinh tọa. Dây thần kinh toạ nối cột sống với chân. Do đó, đau thần kinh tọa có thể gây đau ở chân và bàn chân. Cơn đau này thường có cảm giác như bị bỏng, hoặc như kim châm. 

4. Hẹp Cột Sống 

Xảy ra khi cột sống bị thu hẹp, gây áp lực lên tủy sống và dây thần kinh cột sống.  Hẹp cột sống thường gặp nhất là do thoái hóa đĩa đệm giữa các đốt sống. Kết quả dẫn đến chèn ép rễ thần kinh hoặc tủy sống vì bị kích thích xương hoặc mô mềm, chẳng hạn như đĩa đệm.  Áp lực lên các dây thần kinh cột sống gây ra các triệu chứng như:

  • Bị chuột rút
  • Bị tê
  • Bị yếu đi

Bạn có thể cảm thấy những triệu chứng này ở bất cứ đâu trong cơ thể. Nhiều người bị hẹp cột sống nhận thấy triệu chứng trở nên tồi tệ hơn khi đứng hoặc đi bộ. 

Cột Sống Bị Cong Vẹo Bất Thường 

Vẹo cột sống, gù lưng (lưng cong về trước) và võng lưng (lưng cong về sau) đều là các bệnh gây ra các đường cong bất thường trong cột sống.  Đây có thể là tình trạng bẩm sinh  của trẻ sơ sinh hoặc của thanh thiếu niên. Độ cong bất thường lưng gây đau và tư thế xấu vì lưng bị áp lực lên:

  • Cơ bắp
  • Dây  gân
  • Dây chằng
  • Đốt sống 

Những Nguyên Nhân Gây Đau Lưng Dưới Khác

Ngoài ra, cũng có nhiều nguyên nhân khác gây ra ra đau lưng dưới. Những nguyên nhân này bao gồm:

  • Viêm các khớp xương
  • Đau cơ xơ hóa: nghĩa là đau ở khớp, cơ và gân trong thời gian lâu.
  • Viêm cột sống: là viêm khớp giữa xương cột sống.
  • Thoái hoá cột sống: rối loạn thoái hóa có thể gây mất cấu trúc và chức năng cột sống bình thường. Mặc dù lão hóa là nguyên nhân chính của tình trạng này, tuy nhiên vị trí và tốc độ thoái hóa phụ thuộc vào đặc tính cơ thể của từng cá nhân.  

Ngoài ra, một số bệnh lý cũng dẫn đến việc gây đau lưng dưới bao gồm:

  • Người có vấn đề về thận và bàng quang
  • Trong thời gian mang thai
  • Lạc nội mạc tử cung
  • U nang buồng trứng
  • U xơ tử cung
  • Ung thư 

Bác Sỹ Chẩn Đoán Đau Thắt Lưng Như Thế Nào?

Khi đi khám, bác sĩ  sẽ yêu cầu bạn mô tả lịch sử bệnh lý đầy đủ và sẽ tiến hành khám để xác định nơi bạn cảm thấy đau. Bác sỹ sẽ cho bạn kiểm tra  thể lực bằng một số động tác chuyển động để có thể xác định xem cơn đau có ảnh hưởng đến các dây thần kinh của bạn không.  Bác sĩ cũng có thể kiểm tra phản xạ và phản ứng của bạn với một số test nhất định.   

Trừ khi bạn có các triệu chứng nghiêm trọng, suy nhược hoặc mất cảm giác, bác sĩ có thể sẽ theo dõi tình trạng của bạn trong một vài tuần trước khi cho bạn đi xét nghiệm. Lý do vì hầu hết các cơn đau thắt lưng có thể giảm bằng các phương pháp điều trị  đơn giản là tự chăm sóc. 

Một số triệu chứng yêu cầu khám kiểm tra nhiều hơn như:

  • Thiếu kiểm soát đại  tràng
  • Không khoẻ
  • Sốt
  • Giảm cân

Tương tự như vậy, nếu cơn đau thắt lưng của bạn không thuyên giảm sau thời gian điều trị tại nhà, bác sĩ sẽ yêu cầu làm các xét nghiệm bổ sung.  Nếu như bạn thấy có dấu hiệu nào khác thường ngoài việc đau thắc lưng, bạn nên đi khám ngay lập tức. 

Các xét nghiệm hình ảnh như X-quang, chụp CT, siêu âm và MRI có thể cần thiết để bác sĩ có thể kiểm tra tình trạng bệnh của bạn nếu có liên quan đến:

  • Vấn đề về xương
  • Vấn đề đĩa đệm
  • Vấn đề với dây chằng và gân ở lưng

Nếu bác sĩ nghi ngờ xương lưng của bạn có vấn đề, họ có thể yêu cầu xạ hình xương hoặc kiểm tra mật độ xương. Kiểm tra điện cơ (EMG) hoặc xét nghiệm dẫn truyền thần kinh có thể giúp xác định bất kỳ vấn đề nào với dây thần kinh của bạn.

Các Cách Điều Trị Đau Thắc Lưng?

1. Tự Trị Đau Thắt Lưng Tại Nhà

Phương pháp tự điều trị tại nhà rất hữu ích trong 72 giờ đầu tiên sau khi cơn đau bắt đầu. Nếu cơn đau không cải thiện sau 72 giờ tự điều trị tại nhà, bạn nên đi khám bác sĩ. 

Dừng các hoạt động thể chất bình thường của bạn trong một vài ngày và chườm đá vào lưng dưới của bạn. Các bác sĩ thường khuyên nên sử dụng nước đá trong 48 đến 72 giờ đầu tiên, sau đó mới chuyển sang dùng nhiệt.

Sau dùng đá thì chuyển sang dùng nhiệt để cơ bắp thư giãn. Áp dụng cách thức chữa RICE (Rest: Nghỉ ngơi. Ice: Chườm đá. Compression: Băng ép, mặc đồ bó sát. Elevation: Gác cao chân. Giúp máu từ tĩnh mạch về tim dễ hơn, giảm sưng, phù nề) được khuyến nghị trong vòng 48 giờ đầu tiên

Uống thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như AdvilMotrin IB hoặc Tylenol, để giảm đau. 

Đôi khi nếu bạn cảm thấy nằm ngửa gây khó chịu, hãy thử nằm nghiêng với đầu gối cong và kẹp một cái gối giữa hai chân. Nếu bạn có thể nằm ngửa mà thấy thoải mái lưng thì hãy đặt một chiếc gối hoặc khăn cuộn tròn ở bên dưới đùi để giảm áp lực lên lưng dưới. 

Tắm nước ấm hoặc mát xa cũng có thể làm thư giãn,  giảm cứng cơ và  giản các thắt nút cơ ở lưng. 

Điều Trị Đau Lưng Dưới Bằng Y Tế 

Đau lưng dưới có thể xảy ra với một số điều kiện khác nhau, bao gồm:

  • Căng cơ và yếu  cơ
  • Dây thần kinh bị chèn ép
  • Lệch tủy sống
  • Các phương pháp điều trị y tế có thể bao gồm:
  • Điều trị bằng thuốc
  • Can thiệp y tế
  • Vật lý trị liệu
  • Bác sĩ sẽ xác định liều lượng thuốc  và loại thích hợp dựa trên các triệu chứng của bạn.  Một số loại thuốc bác sĩ có thể kê toa bao gồm:
  • Thuốc giãn cơ
  • Thuốc kháng viêm không Sterod(NSAID) 
  • Thuốc gây nghiện như codein để giảm đau
  • Thuốc tăng cơ steroid để giảm viêm
  • Tiêm thuốc chống viên corticosteroid

Bác sĩ cũng có thể kê toa vật lý trị liệu, bao gồm:

  • Mát xa
  • Giãn cơ
  • Các bài tập giãn cơ tăng cường
  • Các bài tập thao tác lưng và cột sống
  • Điều trị bằng phẫu thuật

Đối với những trường hợp  đau lưng nghiêm trọng, phẫu thuật có thể là cần thiết. Phẫu thuật thường chỉ là một lựa chọn khi tất cả các phương pháp điều trị khác đều thất bại. Tuy nhiên, nếu có sự mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang, hoặc mất dây thần kinh, phẫu thuật trở thành một lựa chọn khẩn cấp.

Làm Thế Nào Bạn Có Thể Phòng Ngừa Đau Thắt Lưng?

Có nhiều cách để phòng ngừa đau thắt lưng. Luyện tập các kỹ thuật phòng ngừa để giúp giảm bớt mức độ nghiêm trọng bạn nếu bạn bị gặp phải chấn thương lưng dưới. 

Các kỹ thuật phòng ngừa bao gồm: 

  • Tập luyện cơ bắp ở bụng và lưng
  • Giảm cân nếu bạn thừa cân
  • Nâng vật đúng cách bằng cách khuỵ đầu gối và nâng vật lên bằng lực chân
  • Duy trì tư thế đúng

Ngoài ra, bạn cũng cần phải: 

  • Ngủ trên mặt phẳng vững chắc
  • Ngồi trên ghế có độ cao phù hợp với cơ thể
  • Tránh mang giày cao gót
  • Bỏ hút thuốc nếu bạn hút thuốc

Nicotine cũng là gây thoái hóa đĩa đệm cột sống và cũng làm giảm lưu lượng máu luân lưu trong cơ thể. 

Trao đổi với bác sĩ về tình trạng đau lưng dưới của bạn. Bác sĩ có thể khám, chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra phát đồ điều trị phù hợp nhất với bạn.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on email
Share on telegram

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

CÁC LOẠI BỆNH

SỐNG KHOẺ

LÀM ĐẸP

ĂN LÀNH MẠNH

BÍ KÍP GIẢM CÂN

TÔI TỰ LÀM

GÓC BÍ KÍP

Scroll to Top