
♥ Tác giả: Joann Jovinally. Bài viết được cố vấn chuyên môn y khoa bởi Bác Sỹ Debra Rose Wilson, Hoa Kỳ
Bạn sẽ thấy quanh bạn có những người ít bị bệnh hơn những người khác. Đặt biệt là những bệnh theo mùa như cảm lạnh, cảm cúm, ho v.v. Chắc chắn ngoài việc người đó có sức khoẻ tốt, họ còn có những bí kíp riêng để ngăn ngừa bệnh tật và giữ sức khoẻ hiệu quả.
Ví dụ, bạn nên tránh tiếp xúc với vi khuẩn và virus cúm ở những nơi công cộng như trường học, nơi làm việc.
Bên cạnh đó, có rất nhiều giải pháp để giúp cho bạn có thể sống tốt và sống khỏe hơn. Từ đó giúp bạn không bị cảm, cúm, sốt, sổ mũi và đau họng.
Bài viết này chia sẻ 11 lời khuyên từ các chuyên gia y tế để ngăn ngừa bệnh cảm lạnh và cảm cúm một cách hiệu quả.
11 Cách ngăn ngừa bệnh cảm lạnh và cảm cúm hiệu quả
1. Giữ Gìn Vệ Sinh Cá Nhân
Hạn chế tiếp xúc với bệnh tật bằng cách tránh vi trùng. Đây là chìa khóa sức khỏe dành cho bạn. Dưới đây là một số cách để thực hiện tốt vệ sinh cá nhân:
- Tắm rửa hàng ngày
- Rửa tay trước khi ăn hoặc làm thức ăn
- Rửa tay trước khi đeo kính áp tròng hoặc tránh tiếp xúc với mắt và miệng
- Rửa tay ít nhất 20 giây và rửa sạch móng tay
- Che miệng và mũi bằng khăn giấy khi ho
- Mang theo nước rửa tay khô khi đi bên ngoài
- Lau sạch và khử trùng các bề mặt dùng chung như bàn phím, điện thoại, tay nắm cửa và remote điều khiển
2. Giữ Tâm Trạng Bình Tĩnh
Trong nhiều năm, các bác sỹ minh chứng được bệnh nhân hay căng thẳng Stress thường hay dẫn đến mối nguy đối diện với bệnh tật thể chất hơn.
Theo một nghiên cứu năm 2012 do Viện Hàn Lâm Khoa Học Quốc Gia Hoa Kỳ công bố: Áp dụng phương pháp tập Yoga hoặc thiền để giảm thiểu các sự căng thẳng trên người bệnh. Giúp tăng Hormone Cortisol. Đây là hóc môn giúp cơ thể chống viêm và bệnh tật. Những người thường hay căng thẳng mãn tính thường có lượng hóc môn Cortisol thấp. Điều này có thể dẫn đến hậu quả là tăng khả năng viêm nhiễm và bệnh tật. Đồng thời cũng kéo theo hệ thống miễn dịch kém hiệu quả.
3. Ăn Nhiều Rau Xanh
Rau xanh là thực phẩm giàu vitamin giúp bạn duy trì chế độ ăn uống cân bằng và hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch. Rau xanh góp phần giúp bạn khỏe mạnh.
Theo một nghiên cứu được thử nghiệm trên chuột, ăn các loại rau rau họ lá xanh giúp tăng protein trên bề mặt tế bào. Từ đó, giúp bổ trợ chức năng hệ thống miễn dịch hiệu quả. Trong nghiên cứu này, những con chuột khỏe mạnh không được cho ăn rau xanh đã mất 70-80% protein trên mặt tế bào so với các con chuột được ăn rau đầy đủ.
4. Vận Động Thường Xuyên
Bạn nên tăng cường vận động bằng cách làm quen với việc tập thể dục đều đặn.
Ví dụ: bạn có thể đi bộ ba lần trong một tuần. Điều này không chỉ giúp bạn giữ dáng và còn tốt cho sức khỏe.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Neurologic Clinologists, tập thể dục thường xuyên cũng giúp:
- Ngăn ngừa viêm và bệnh mãn tính
- Giảm căng thẳng và giải phóng cái hormone liên quan đến Stress
- Đẩy nhanh quá trình lưu thông của các tế bào bạch cầu chống lại bệnh tật
- Giúp cơ thể chống lại cảm lạnh thông thường
5. Bổ Sung Vitamin D
Các báo cáo nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều người Mỹ không đáp ứng nhu cầu Vitamin D hàng ngày. Sự thiếu hụt Vitamin D có thể dẫn đến các triệu chứng như phát triển xương kém, các vấn đề về tim mạch và dẫn đến hệ thống miễn dịch yếu.
Kết quả từ một nghiên cứu năm 2012 trên tạp chí Pediatricssuggestcho thấy rằng tất cả trẻ em cần được kiểm tra mức Vitamin D đầy đủ. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người có làn da tối màu. Bởi vì họ sẽ hấp thụ ít Vitamin D hơn khi tiếp xúc ánh sáng mặt trời.
Đây là danh sách những thực phẩm giàu vitamin D mà bạn nên ăn:
- lòng đỏ trứng
- nấm
- cá hồi
- cá ngừ đóng hộp
- gan bò
Bạn cũng có thể bổ sung Vitamin D bằng thực phẩm chức năng Vitamin D tại các cửa hàng tạp hóa hoặc hiệu thuốc ở địa phương. Nên chọn chọn các chất bổ sung Vitamin D3 (cholecalciferol). Bởi vì sẽ tốt hơn trong việc tăng nồng độ Vitamin D trong máu của bạn.
6. Ngủ Đủ Giấc
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Archives of Internal Medicine. Việc ngủ đủ giác là vô cùng quan trọng.
Những người trưởng thành khỏe mạnh tham gia trong nghiên cứu này. Được thí nghiệm trong 2 tuần bằng việc ngủ ít nhất 08 tiếng mỗi đêm. Kết quả cho thấy khả năng kháng lại virus cao hơn. Những người ngủ 07 tiếng mỗi đêm hoặc ít hơn có khả năng bị virus xâm nhập khoảng 3% sau khi tiếp xúc.
Một lý do có thể là cơ thể giải phóng các Cytokine trong thời gian ngủ dài. Cytokine là một loại protein giúp cơ thể chống lại những nhiễm trùng bằng cách điều chỉnh hệ thống miễn dịch.
7. Hạn Chế Uống Rượu Bia
Nghiên cứu mới cho thấy rằng uống rượu bia có thể làm hỏng các tế bào đuôi gai trong cơ thể. Đây là một tế bào quan trọng của hệ thống miễn dịch. Uống rượu bia trong thời gian dài sẽ làm tích tụ các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và virus đã xâm nhập gây ra.
Một nghiên cứu trên tạp chí Miễn Dịch lâm sàng và vắc-xin đã so sánh các tế bào đuôi gai và phản ứng của hệ miễn dịch ở những con chuột được cho uống rượu với những con chuột không uống rượu. Nồng độ cồn trong rượu ức chế hệ miễn dịch trên chuột ở các mức độ khác nhau. Các bác sỹ cho biết nghiên cứu giúp giải thích tại sao vắc-xin kém hiệu quả đối với những người bị nghiện rượu.
8. Uống Trà Xanh
Trong nhiều thế kỷ, trà xanh có liên quan đến việc giúp cho cơ thể người có một sức khỏe tốt. Lợi ích của trà xanh có thể do hàm lượng chất chống oxy hóa cao, được gọi là flavonoid.
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Đại học Dinh Dưỡng Hoa Kỳ, một số cốc trà xanh từ lá tươi mỗi ngày giúp mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ cho cơ thể. Ngoài ra, trà xanh giúp ích cho việc hạ huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
9. Đa Dạng Màu Sắc Cho Bữa Ăn
Bạn kết hợp các loại rau quả nhiều màu sắc trong bữa ăn. Màu sắc cầu vòng của nhiều loại rau củ quả kết hợp lại sẽ giúp cho bạn tăng cường lượng Vitamin C cho cơ thể.
Mặc dù không có bằng chứng nào cho thấy Vitamin C có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng hoặc thời gian mắc bệnh. Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2006 của Tạp chí Dinh Dưỡng Lâm Sàng Châu Âu cho thấy vitamin C có thể giúp hệ thống miễn dịch tránh khỏi chứng cảm lạnh và sán. Đặc biệt ở những người hay bị căng thẳng.
10.Hoạt Động Cộng Đồng
Các bác sỹ từ lâu đã phát hiện các căn bệnh mãn tính và sự cô đơn có mối liên hệ với nhau. Đặc biệt ở những người mới hồi phục sau khi phẫu thuật tim.
Một số cơ quan y tế thậm chí xem sự cô lập , tự kỉ là một yếu tố nguy cơ đối với các bệnh mãn tính.
Nghiên cứu được công bố bởi Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ cho thấy: sự cô lập xã hội có thể làm tăng căng thẳng, làm chậm phản ứng miễn dịch của cơ thể. Làm giảm khả năng tự chữa lành nhanh chóng. Trong các thí nghiệm của nghiên cứu này, chuột đực dễ bị tổn thương do cách ly xã hội hơn so với chuột cái.
11. Dùng Thuốc Điều Trị Cảm Cúm
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến nghị tất cả trẻ em từ 06 tháng tuổi trở lên và người lớn đều tiêm chủng ngừa cảm cúm hàng năm.
Tuy nhiên, đối với những trường hợp bị dị ứng nghiêm trọng với trứng gà, triệu chứng nổi mề đay hoặc sốc thuốc thì có thể miễn tiêm ngừa tiêm chủng. Hoặc những người bị phản ứng với vắc-xin thì cũng được miễn yêu cầu tiêm chủng.